Bí quyết bảo vệ các khớp xương của bạn

Bí quyết bảo vệ hệ thống khớp xương của bạn

Bí quyết bảo vệ các khớp xương của bạn

Đau nhức xương khớp là một trong những chứng bệnh thường gặp nhất trong xã hội hiện đại, đã có rất nhiều sách báo, bài viết  liên quan đến việc phòng tránh bệnh xương khớp một cách hiệu quả, trong bài viết này Lê Hải xin chia sẻ với mọi người về một trong những bí quyết ít người biết đến nhưng đầy hiệu quả để giúp bạn phòng tránh bệnh xương khớp của mình đơn giản nhưng rất hiệu nghiệm.

Muốn hiểu rõ về cách bảo vệ các khớp xương thì cần phải biết về cấu trúc của một khớp xương, hiểu rõ về cấu trúc đó thì khả năng chúng ta có thể bảo vệ các khớp xương sẽ được nâng cao. Như ảnh bên dưới, khớp xương muốn khoẻ mạnh thì cần phải bảo vệ các sụn khớp trong khớp đó cho toàn vẹn, như các bạn thấy sụn khớp được phân bố khắp bề mặt của đầu xương, nhằm giảm tải cho các chấn động tác động đến khớp. Thêm một điều nữa trong cấu tạo đặc biệt của khớp nhằm thêm chức năng để bảo vệ cho sụn khớp đó là lớp dịch khớp nằm giữa hai phần sụn. Với hai phần cấu tạo đặc biệt này, sẽ giúp khớp xương giảm tải tối đa những chấn động tác động vào từng mặt khớp. Vậy, điều quan trọng là chúng ta cần phải tạo điều kiện để cơ thể phát huy được khả năng tự bảo vệ chính nó.

khớp
Khớp khoẻ mạnh có lớp sụn bằng phẳng, còn khớp thoái hoá có lớp sụn bị bào mòn, thô ráp

Điều kì diệu

Cơ thể người là một hệ thống kì diệu, kì diệu ở chỗ tất cả mọi tế bào đều có liên hệ với nhau theo rất nhiều con đường, tất cả những gì mà các tế bào trong cơ thể tương tác qua lại với nhau thì đều được bộ não (có bao gồm ý thức và vô thức) nhận biết biết đầy đủ và tinh tế. Cơ thể chúng ta có khả năng tự điều chỉnh vô cùng tinh vi và hoàn hảo, mục tiêu cuối cùng của việc tự điều chỉnh đó là đem lại an toàn và bảo toàn sự cân bằng tự nhiên trong cơ thể, đồng thời duy trì sự cân bằng giữa cơ thể với môi trường. Tất cả những đòi hỏi như mong muốn, yêu cầu, áp đặt, nóng vội… mà chúng ta “áp đặt” đối với cơ thể đều dẫn đến sự cản trở cho quá trình tự hồi phục của cơ thể, quá trình đó sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng chậm lại, kém hiệu quả hơn. Cơ thể tự nó có thể tự hành gắn rất nhiều các tổn thương một cách nhanh chóng và hoàn hảo, chỉ cần chúng ta cho cơ thể của chính mình những điều kiện thuận lợi là được.

Bảo vệ các khớp xương bằng cách nhận thức và buông lỏng

Thực tế với bất kì hành động nào của chúng ta trong cuộc sống dù là nhỏ nhất cho đến mạnh nhất như chớp mắt, ngoáy tai, rửa tay, đánh răng cho đến tập thể hình, chơi đá bóng, bơi lội .v.v.. thì đều cần phải có sự vận động của một khớp nào đó, theo như trên đã biết thì bất kì sự thay đổi nào của cơ thể đều được “gửi thông báo” về cho bộ não để tiếp nhận và xử lý theo hướng cân bằng và an toàn. Do đó, nếu ngay tại thời điểm đọc bài viết này bạn có thể lắng nghe từng vị trí các khớp trong cơ thể mình một cách trọn vẹn thì đấy chính là điểm khởi đầu của việc bảo vệ các khớp xương của bạn. Những khớp xương vận hành, cử động trong trạng thái lệch lạc, quá tải đều được não bộ nhận biết một cách tinh tế, nếu bạn để tâm chú ý thì hoàn toàn có thể nhận biết những thông điệp từ một khớp xương gửi về bộ não. Những biểu hiện như mỏi, căng, khó vận động, nhức, tê, nặng…đều là những “bản báo cáo” về tình trạng bất thường trong ổ khớp. Sự bất thường có thể đến từ việc khớp bị lệch về bên trái hay bên phải, hoặc cũng có thể do khớp bị ép chặt quá làm cho dịch khớp bị ép ra ngoài giống như ta vắt quả cam vậy. Khi ta có thể biết được những gì đang xảy ra bất thường với các khớp xương thì việc cần phải làm ngay lập tức đó là buông lỏng nó ra.

Buông lỏng như thế nào?

Buông lỏng tức là bạn có sự chú tâm về nơi đang bị căng thẳng và thư giãn vùng cơ thể đang bị căng thẳng đó. Sự buông lỏng rất đơn giản giống như bạn đang cầm cái cốc nước uống và thấy cổ tay mình đang bị mỏi, bạn đơn giản chỉ là đặt cái cốc xuống và buông tay không cầm cốc nữa, ngay lập tức bạn sẽ thấy cổ tay mình thoải mái và dễ chịu ngay. Việc buông lỏng cũng chẳng khác gì khi bạn kéo căng một sợi dây chun và buông 1 đầu ra, ngay lập tức bạn sẽ không cảm thấy sự căng thẳng ở hai đầu nữa. Có một điểm lưu ý khi bạn buông lỏng đó là chỉ cần đơn giản buông cái đang làm bạn căng thẳng ra là được, đừng suy nghĩ quá nhiều hay quá tập trung vào việc buông lỏng hoặc quá máy móc tìm hiểu quá trình buông lỏng sẽ diễn ra theo trình tự như thế nào. Rất nhiều người với đầu óc thông minh thì rất khó buông lỏng hoàn toàn do họ mải miết tìm hiểu xem quá trình buông lỏng thực sự diễn ra theo chi tiết và trình tự nào. Sự đơn giản luôn là yếu tố cần thiết và quyết định hiệu quả của việc bảo vệ các khớp xương của bạn.

Vậy khi đi bộ thì tôi phải đi như thế nào cho đúng?

Khi đi bộ thì điều đầu tiên là bạn cần phải chú ý tới những bộ phận của cơ thể đang tham gia vào động tác đi bộ, thay vì suy nghĩ quá nhiều về những dự định hoặc đi theo những tư tưởng vẩn vơ trong đầu. Khi đã biết được các bộ phận cơ thể tham gia vào việc đi, bạn cần nhận biết kĩ hơn một số các khớp lớn như khớp háng và khớp vai, khớp gối xem chúng có đang bị căng thẳng hay lệch lạc hay không. Ngay lập tức khi thấy khớp nào đang căng thẳng hoặc bị dồn nén thì bạn hãy buông lỏng nó ra ngay lập tức, việc làm này nhiều khi diễn ra chưa đến 1 giây. Nếu bạn liên tục làm được những động tác nhận biết và buông lỏng kịp thời này thì chắc chắn động tác đi của bạn sẽ cực kỳ hoàn hảo.

Điểm mấu chốt ở đây là việc bạn để ý đến cơ thể thì sẽ không ảnh hưởng tới việc bạn đang quan sát đường đi hay quan sát những gì đang diễn ra xung quanh bạn, mọi thứ vẫn diễn ra như thế và bạn cũng vẫn đang nhận biết được mọi thứ xung quanh mình một cách rõ ràng, sáng suốt. Nếu quá tập trung vào việc buông lỏng thì bạn sẽ quên mất con đường mình đang đi và đó là điều sai lầm, nhưng nếu bạn chỉ biết một cách qua loa những gì đang diễn ra trong cơ thể mình thì đó cũng là sai lầm. Điều đúng đắn là bạn cần phải chú tâm vào việc nhận biết các khớp chứ không phải tập trung hoàn toàn vào các khớp đó.

Nguồn HocTriLieu

Leave a comment